Bệnh mề đay nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị đơn giản



Bệnh mề đay nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị đơn giản

Nổi mề đay có được tắm không và nếu tắm thì cần tuân thủ những nguyên tắc nào để an toàn cho sức khỏe. Đây thực sự là nỗi trăn trở của nhiều người vì mề đay là bệnh gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt và đặc biệt phải kiêng khem nhiều thứ.

Bệnh mề đay có biểu hiện như thế nào?

Mề đay là tình trạng trên bề mặt da xuất hiện nhiều đốm sần màu đỏ cùng các mụn nhỏ li ti màu hồng hoặc xanh trắng cùng những dạng sần nhỏ, sẩn mụn nước và xuất huyết. Ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh liên tục gãi là những biểu hiện đặc trưng của mề đay, bên cạnh đó khi mắc mề đay người bệnh có thể bị sốt cao, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, khó thở, nhức đầu, đau khớp, sốc phản vệ và dẫn đến trụy tim mạch rất nguy hiểm.

Mề đay có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ sơ sinh đến trẻ nhỏ, từ phụ nữ đến nam giới, từ trung đến cao tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ và nam nữ từ 20-40 tuổi. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột ở mọi vị trí trên cơ thể hoặc mọc thành từng mảng lan rộng khắp người, vừa lặn ở chỗ này lại mọc ở chỗ khác rất dai dẳng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay nhưng khoa học cho rằng phổ biến nhất đó là do di truyền, dị ứng thời tiết, thức ăn, phấn hoa, do thuốc hoặc do virus, vi khuẩn. Người mắc các bệnh u ác tính, cường giáp, lupan đỏ hay người thường xuyên bị căng thẳng, stress, lo lắng, áp lực cũng có nguy cơ bị nổi mề đay hơn những đối tượng khác.

Nổi mề đay có được tắm không và tắm như nào cho đúng cách?
Dân gian quan niệm rằng nổi mề đay thuộc tính phong hàn nên người bệnh cần kiên gió và kiêng nước. Quan niệm trên chỉ chính xác một phần bởi khi bị mề đay làn da người bệnh vốn đã tổn thương nên khi gặp gió có thể bị nhiễm khuẩn nhưng kỵ nước thì thực sự là một điều sai lầm cần khắc phục.

Bởi thực tế làn da vốn là tấm áo giáp bao bọc cơ thể, rất dễ tiết mồ hôi mà ứ đọng nhiều tế bào chết trên da, nếu không được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ làm bít tắc lỗ chân lông và tuyến bã nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tấn công gây viêm da, nhiễm trùng da khiến bệnh mề đay trầm trọng và khó chữa hơn.

Do đó, khi bị mề đay nhất là trong mùa hè, người bệnh cần tắm rửa hàng ngày, trừ khi bị mề đay do dị ứng thời tiết lạnh, mưa lạnh thì bệnh nhân có thể hạn chế tắm, chỉ lau rửa để giảm ngứa, sưng đỏ.

Tuy vậy, người bệnh nổi mề đay cũng cần nắm được các nguyên tắc trong khi tắm để đảm bảo sức khỏe như:

– Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, thay vào đó nên pha nước tắm vừa phải để cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn. Việc tắm nước nóng hoặc chỉ là nước ấm hay nước lạnh sẽ khiến bệnh có nguy cơ nặng và kéo dài hơn.

– Bên cạnh nước trắng thì người bị mề đay có thể nấu nước lá khế, lá trầu không, lá sài đất, cây tầm bốp, lá đơn đỏ… để tắm và vệ sinh cơ thể. Nhưng cần đảm bảo rằng những loại lá này đã được rửa sạch và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hoặc người bệnh có thể thay thế bằng những sản phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da từ thảo dược thiên nhiên. Bột tắm trẻ em Nhân Hưng là một sản gợi ý hoàn hảo.

– Không tắm quá lâu, không tắm quá nhiều. Tốt nhất chỉ nên tắm 1 ngày/lần và mỗi lần tắm từ 4-5 phút.

– Ngưng sử dụng sữa tắm, dầu gội có chất tạo bọt, chất tẩy rửa mạnh khi đang bị nổi mề đay.

– Khi tắm không kỳ cọ hoặc chà xát mạnh lên da sẽ khiến da bong tróc, lở loét và để lại sẹo. Dù có đang bị ngứa, người bệnh cũng phải chịu đựng và chỉ massage nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay.
– Tắm ở nơi kín gió để tránh gió lùa dễ nhiễm lạnh đột ngột. Tắm xong cần nhanh chóng lau khô người và mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt từ cotton.

Tìm hiểu chi tiết về bệnh mề đay:
– Cách chữa bệnh mề đay mãn tính hiệu quả:

– Tất tần tật về bệnh mề đay cấp tính người bệnh cần biết:

source: https://chaddnrc.net

Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://chaddnrc.net/category/suc-khoe/

One thought on “Bệnh mề đay nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị đơn giản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *